Thứ Ba, 31 tháng 3, 2020

Zoom bị kiện vì gửi dữ liệu cho Facebook

Sau rắc rối liên quan đến việc gửi dữ liệu người dùng cho Facebook , Zoom đã chính thức xin lỗi và tung ra bản cập nhật mới. Đến ngày 30/3, một đơn khiếu kiện đã được gửi lên toà án California cáo buộc Zoom không bảo vệ thông tin người dùng.

"Sau khi cài đặt hoặc sau mở ứng dụng, Zoom sẽ thu thập thông tin cá nhân của người dùng và chia sẻ chúng với bên thứ ba, bao gồm cả Facebook mà không thông báo. Ứng dụng đang xâm phạm quyền riêng tư của hàng triệu khách hàng", cáo buộc viết.

Business Insider đã liên hệ đại diện Zoom nhưng chưa nhận được phải hồi.

Ngày càng nhiều người dùng Zoom để học tập, làm việc trong bối cảnh Covid-19 bùng phát. Ảnh: Mashable.

Ngày càng nhiều người dùng Zoom để học tập, làm việc Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog trong bối cảnh Covid-19 bùng phát. Ảnh: Mashable.

Vụ kiện bắt nguồn từ việc nhà nghiên cứu về quyền riêng tư Pat Walshe phát hiện ứng dụng Zoom Cloud Meetings trên iOS gửi thông tin về kiểu máy, múi giờ, tỉnh/thành phố, nhà mạng... tới Facebook mà không cho người sử dụng biết. "Với dữ liệu này, các công ty truyền thông hoàn toàn có thể nhận biết được thông tin khách hàng và cá nhân hóa quảng cáo", Pat Walshe phân tích.

Theo Walshe, hành vi này "gây sốc" bởi trong các điều khoản sử dụng của mình, Zoom không đề cập tới việc gửi dữ liệu cho Facebook mà chỉ nhắc tới việc "một số đối tác, như Google và Google Analytics, sẽ tự động thu thập thông tin người dùng", nhưng không nói sẽ chuyển dữ liệu cho Facebook. Theo một số nhà nghiên cứu, sự việc được đánh giá nghiêm trọng bởi chúng liên quan đến Facebook, mạng xã hội từng dính nhiều bê bối liên quan tới quyền riêng tư.

Zoom xác nhận việc ứng dụng gửi dữ liệu đến Facebook, nhưng cho rằng đây là điều nằm ngoài ý muốn. Sau đó hãng phát hành bản cập nhật trên iOS, xoá bỏ các đoạn mã cho phép Facebook thu thập thông tin.

Vụ kiện diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu của Zoom đang tăng vọt trong những tuần gần đây. Nhu cầu học, làm việc từ xa buộc người dùng phải tìm đến các ứng dụng online khi Covid-19 hoành hành.

Khương Nha (theo Business Insider )

Những tác hại của Covid-19 với ngành ôtô

Tạm dừng sản xuất, đóng cửa nhà máy

Nguy cơ tăng cao từ dịch bệnh cũng như các quy định về cách ly, xung đột về lợi ích kinh tế khiến nhiều hãng xe phải dừng sản xuất. Cổ phiếu của General Motors (GM) đóng cửa hôm 23/2 tại 17 USD, mất 47% thị giá tính từ tháng 7/2019. Những hãng xe lớn khác cũng phải chịu sự sụt giảm tương tự.

Với kết quả xét nghiệm dương tính của một số nhân viên, các hãng như Ford và GM đóng cửa nhà máy tại một số địa phương, và gần đây nhất là tất cả nhà máy ở Bắc Mỹ. Các hãng như Kia, Nissan, Hyundai, Volvo và những thương hiệu khác cũng hành động tương tự, đẩy sự căng thẳng về kinh tế lây sang các hãng khác, đồng thời khiến sản lượng sụt giảm nghiêm trọng.

Chuỗi cung ứng gián đoạn

Tất cả chuỗi cung ứng ngành ôtô bị ảnh hưởng, như thiếu linh kiện nghiêm trọng cho các hãng sản xuất và giảm nhu cầu. Bo mạch, linh kiện điện tử cũng như các bộ phận riêng lẻ khác đều bị chậm trễ hoặc thiếu hụt. Ví dụ, Audi phải dừng sản xuất mẫu SUV chạy điện e-tron do thiếu pin từ nhà cung ứng LG Chem.

Các hãng cung ứng linh phụ kiện ôtô chủ chốt như Marelli, Bosch Continental, Brembo và Schaeffler đều tạm dừng sản xuất hoặc giảm sản lượng linh phụ kiện. Việc sản xuất các loại linh kiện quan trọng ở Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng do dịch bệnh và nhu cầu giảm.

Giảm khối lượng xuất khẩu cũng khiến nhiều hãng sản xuất nhôm phải giảm giá thành để cân bằng giữ cung và cầu. Sản xuất chất dẻo - là yếu tố chủ yếu để sản xuất vật tư y tế - cũng phải tạm dừng tại một số nhà máy.

Một công nhân đeo khẩu trang khi đang làm việc tại dây chuyền lắp ráp ghế ôtô tại một nhà máy ở Thương Hải, Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Một công nhân đeo khẩu trang khi đang làm việc tại dây chuyền lắp ráp ghế ôtô tại một nhà máy ở Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Kinh tế toàn cầu đình trệ

Thị trường chứng khoán Mỹ gần đây phải chịu đựng những đợt sóng chuyển đổi triệt để và thị trường toàn cầu cũng ở tình trạng chung trong nhiều tháng. Các nhà đầu tư phải chạy đua để bù đắp những tổn thất và dự đoán sự biến đổi nhanh như tên lửa đối với các công ty cũng như cá nhân. Chỉ số Nhà quản trị mua hàng - Purchasing Managers’ Index (PMI) - lao dốc 46,1 điểm trong tháng 2, mức thấp kỷ lục.

Sức mua và nhu cầu giảm đối với xe hơi. Tại Trung Quốc, doanh số ôtô giảm 80% và tại Mỹ, doanh số tụt dốc hàng chục nghìn xe. Các nhà phân phối linh phụ kiện ôtô như AutoZone và Advance Auto Parts (đều của Mỹ) chứng kiến sự sụt giảm giá cổ phiếu.

Các sự kiện ôtô và đua xe quan trọng bị hủy bỏ

Ngành công nghiệp ôtô thể thao có những màn hoãn, hủy chưa từng có. Các giải đua đình đám là NASCAR và IndyCar đều bị dừng lại, giải 24 Hours of Le Mans bị lùi tới tháng 9. Lần đầu tiên kể từ 1954, chặng mở màn F1 Monaco bị hủy.

Triển lãm Geneva (Thụy Sĩ) vốn diễn ra trong tháng 3 cũng bị hủy. Còn Ban tổ chức của Triển lãm ôtô Bắc Mỹ (NAIAS), diễn ra ở Detroit, Michigan (Mỹ) cũng thông báo hủy sự kiện năm nay. Nơi tổ chức NAIAS được trưng dụng và cải tạo thành một bệnh viện dã chiến để phục vụ bệnh nhân Covid-19.

Các hãng xe thành lập lực lượng đặc biệt

Trong nỗ lực bảo vệ nhân viên và ngăn lây nhiễm, Ford và GM hợp tác với các hiệp hội công nhân trong ngành, tạo ra một đơn vị tác chiến, với những biện pháp và thủ tục đối với các công nhân, những người vẫn làm việc cũng như những ai đã được cho về nhà. Hành động này sẽ giúp các hãng hạn chế sự lây nhiễm trong số các nhân viên và quan chức, nhưng cũng có thể phải hạn chế số lao động trong một thời gian.

Nhiều hãng xe cũng tìm cách trấn an khách hàng với những mô hình dịch vụ mới. Trong nỗ lực ngăn chặn giảm doanh số, các hãng tạo ra những chương trình thanh toán đặc biệt và khuyến mãi hấp dẫn .

Những phương án thay thế và lựa chọn ảo

Với tinh thần lạc quan, NASCAR và game đua xe trực tuyến iRacing tái tạo đường đua Homestead-Miami Speedway, nơi 20 tay đua tranh tài qua màn hình. Gia đình xe thể thao toàn cầu với khoảng 30.000 người đã chứng kiến cuộc đua trên Twitter nơi tay đua người Mỹ Denny Hamlin giành chiến thắng.

Các hãng xe sản xuất thiết bị y tế và bảo hộ cá nhân

Khi các thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) được tiêu thụ với tốc độ chóng mặt, Công ty dịch thuật Sài Gòn Blog và số bệnh nhân tăng mỗi ngày, nhiều hãng được khuyến khích tham gia sản xuất các thiết bị y tế, như khẩu trang, nón kính bảo hộ, hay máy trợ thở.

Ford hợp tác với 3M và GE Healthcare, làm ra phiên bản đơn giản hóa của thiết kế máy trợ thở hiện nay của GE. Các kỹ sư của Ford cũng giúp đẩy nhanh sản lượng mặt nạ lọc bụi cấp khí (PAPRs) của 3M bằng những linh kiện từ cả hai hãng.

General Motors (GM) và Fiat Chrysler Automobiles (FCA) cũng tham gia vào những nỗ lực nhằm cung cấp thiết bị bảo hộ y tế cho toàn hệ thống trên khắp nước Mỹ.

Nỗ lực vượt khó khăn

Tác động của Covid-19 khiến nền kinh tế toàn cầu không dễ hồi phục trong thời gian ngắn, nhưng sự nỗ lực đang hiện diện mỗi ngày. Mary Barra, Giám đốc điều hành của GM cho biết: "Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm cách vượt qua thời kỳ khủng hoảng này". Tuy nhiên trước mắt, việc ưu tiên vẫn là ngăn ngừa dịch bệnh lây lan và bảo vệ người lao động được an toàn. Hiện hàng trăm nghìn người thất nghiệp, hoặc nghỉ việc tạm thời, do nhiều nhà máy sản xuất ôtô phải đóng cửa.

Mỹ Anh (Theo The Things )

Chiến sự Syria: Tuyệt vọng phá nhà tù, xông lên tấn công, IS tổn thất đắng cay

Theo AMN, các tù nhân của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã tìm mọi cách thoát khỏi nhà tù Ghuweiran, Syria đêm qua một lần nữa nhưng tiếp tục bị Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) bắt giữ tại tỉnh Al-Hasakah.

Theo báo cáo, SDF đã nhanh chóng khôi phục trật tự sau khi các tù nhân Nhà nước Hồi giáo cố gắng thoát ra khỏi nhà tù Ghuweiran.

Các tù nhân ISIS ra sức trốn thoát khỏi nhà tù nhưng chúng không thể đi xa được Al-Hasakah. Một số kẻ khủng bố được tìm thấy tại các tòa nhà đang xây dựng dở, một số trốn trong các khu công nghiệp gần đó.

Một nguồn tin cho biết một số kẻ khủng bố IS đã chiếm được vũ khí hạng nhẹ khi thoát khỏi nhà tù và giúp chúng thuận lợi trong việc vượt ngục tuy nhiên thành công của chúng chỉ là tạm thời. Không lâu sau khi vượt ngục, chúng lại bị bắt và bị trừng phạt cay đắng.

Nhà tù trung tâm Ghuweiran có khoảng 5.000 tù nhân IS từ 54 quốc gia; đây là trung tâm giam giữ lớn nhất của nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo.

Chiến sự Syria: Tuyệt vọng phá nhà tù, xông lên tấn công, IS tổn thất đắng cay - Ảnh 2.

Thổ Nhĩ Kỳ chuẩn bị thành lập lực lượng đặc nhiệm hỗn hợp

Ngày 29/3, hãng tin Baladi News ủng hộ thánh chiến cho biết, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đang lên kế hoạch thành lập một lực lượng hỗn hợp với các nhóm Hồi giáo cực đoan ở Greater Idlib của Syria.

Baladi News dẫn các nguồn tin thông thạo về nội bộ Ankara cho biết, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thành lập 5 lữ đoàn biệt kích, trong đó có 3 lữ đoàn với nhóm Hồi giáo cực đoan Mặt trận Giải phóng Quốc gia (NFL), và 2 với nhóm Hồi giáo cực đoan Quân đội Quốc gia Syria (SNA).

Các lữ đoàn này sẽ nằm dưới quyền chỉ huy chung của các sĩ quan Thổ Nhĩ Kỳ và các chỉ huy chiến trường Syria, vốn được phương Tây huấn luyện trong thời gian chiến tranh ở Syria.

Mỗi lữ đoàn biệt kích sẽ có trong biên chế 1.500 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ và 1.500 tay súng Hồi giáo cực đoan Syria. Lực lượng mới được cho là sẽ mang tên là Lực lượng biệt kích đặc biệt (SCF). Tiến trình huấn luyện đào tạo được tổ chức tại các căn cứ quân sự bên trong Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong lực lượng này sẽ có khoảng 9.000 tay súng Syria, và sẽ được giao nhiệm vụ chiến đấu nếu lệnh ngừng bắn Nga -Thổ Nhĩ Kỳ bị vô hiệu hóa.

Sự hình thành của một lực lượng biệt kích đặc biệt ở quy mô này sẽ là một vấn đề rất lớn, nếu xét đến những liên kết đặc biệt giữa các nhóm khủng bố Hay’at Tahrir al-Sham (HTS, Al-Qaeda Syria), các nhóm theo tư tưởng al-Qaeda khác với SNA và NFL ở Greater Idlib. Dễ dàng thấy được, những tay súng được huấn luyện này sẽ là lực lượng bổ sung cho các nhóm thánh chiến để tấn công quân đội Syria.

Công ty dịch thuật Sài Gòn Blog như vậy, khi thỏa thuận ngừng bắn bị vô hiệu hóa, lực lượng biệt kích đặc nhiệm này sẽ phối hợp cùng với thánh chiến và quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành cuộc tấn công mở rộng vùng kiểm soát trên lãnh thổ Syria.

Nếu điều này thành hiện thực, Ankara đã không cần giấu giếm ý đồ của mình là chiếm đóng một phần lãnh thổ của Syria, tương tự như Israel với cao nguyên Golan.

TS Vũ Đình Ánh: Cần vận hành kinh tế an toàn thay vì đóng băng

Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh trao đổi với VnExpress về các phương thức hỗ trợ doanh nghiệp trong thời điểm Coronavirus đang bùng phát hiện nay.

- Chính Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog phủ đã ban hành gói tín dụng 285.000 tỷ và đang xem xét gói tài khoá giãn thuế hơn 80.200 tỷ nhằm giảm áp lực tài chính ngắn hạn cho doanh nghiệp. Ông đánh giá như thế nào về tác động của các giải pháp này?

- Các giải pháp tài khoá như giãn, hoãn, giảm thuế sẽ giúp doanh nghiệp giảm gánh nặng nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Hiện tại, theo tôi đó là một phương án hợp lý.

Trong khi đó, gói tín dụng 285.000 tỷ đồng với lãi suất thấp có thể không tác động nhiều tới các ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp. Doanh nghiệp hiện không có nhu cầu vay mới do sản xuất - kinh doanh đã suy giảm đáng kể. Điều họ lo ngại nhất là nghĩa vụ tài chính khi các khoản vay đến hạn, nhất là vay ngân hàng. Lúc này, họ cần được giãn, hoãn các nghĩa vụ tài chính liên quan đến trả nợ gốc, lãi vay đối với các khoản nợ cũ, chứ không phải giảm lãi suất cho hợp đồng tín dụng mới.

Giải pháp cho doanh nghiệp vay vốn với lãi suất 0% để trả lương cho người lao động có thể nên điều chỉnh lại, bởi chưa biết dịch bệnh bao lâu mới kết thúc. Nếu doanh nghiệp không thể hồi phục, người lao động cũng không còn cơ hội trở lại doanh nghiệp làm việc.

Về đề xuất gói an sinh xã hội Chính phủ mới đề cập để hỗ trợ người nghèo, người mất việc, theo tôi là phù hợp và cũng không lo ngại lạm phát khi lượng tiền này được đưa vào lưu thông.

Với mặt hàng lương thực, thực phẩm, hiện Chính phủ làm tốt việc cân đối cung – cầu. Tình trạng làm giá, đầu cơ chưa xảy ra, tâm lý người tiêu dùng khá ổn định kể từ khi dịch bùng phát. Tháng 3 vừa qua, giá lương thực có tăng, nhưng giá thực phẩm lại giảm một chút.

Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh.

Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh. Ảnh: Trọng Hiếu.

- Trong điều kiện ngân sách có hạn, theo ông, Chính phủ nên có những giải pháp ưu tiên gì để hỗ trợ doanh nghiệp?

- Theo tôi, lý tưởng nhất là chúng ta có thể có phương án vận hành nền kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh. Nhà máy, phân xưởng vẫn hoạt động sản xuất, nên không thể dừng hoạt động kinh doanh. Vì dừng kinh doanh thì hàng hoá sản xuất ra sẽ bán cho ai? Tuy nhiên, tôi hiểu điều này rất khó trong bối cảnh ưu tiên chống dịch hiện nay.

Giai đoạn đầu diễn ra Covid-19, doanh nghiệp bị gián đoạn nguồn cung nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất do phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Gần đây, khi dịch bệnh tại Trung Quốc dần được kiểm soát, nguồn cung có thể được nối lại, doanh nghiệp trong nước phải đối mặt với bài toán thiếu thị trường tiêu thụ do dịch lan rộng ra nhiều quốc gia, dẫn tới tình trạng cách ly, kiểm soát chặt chẽ ở các cửa khẩu hải quan.

Vậy nên, cần tìm nguồn cung thay thế, giảm phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc thông qua gia tăng tỷ lệ nội địa hoá, tăng cường các ngành công nghiệp hỗ trợ. Nếu có gói hỗ trợ cho vay, nên dành cho đối tượng này. Từ đó, họ sẽ có thêm cơ hội mở rộng quy mô sản xuất, tiến tới giảm dần sự phụ thuộc với thị trường cung cấp nguyên vật liệu nước ngoài.

Tiếp đến, nên quan tâm tới đầu ra tiêu thụ sản phẩm. Khi dịch đã lan tới nhiều quốc gia, mục tiêu kích thích xuất khẩu cực kỳ khó khăn, doanh nghiệp cũng phải chịu một khoản phí tổn lớn. Những chính sách lúc này cần tập trung phát triển thị trường nội địa. Việc này vừa giúp doanh nghiệp Việt Nam giải bài toán thị trường trong ngắn hạn, vừa tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Cuối cùng, cần giảm áp lực tài chính cho doanh nghiệp. Khi doanh thu từ hoạt động sản xuất - kinh doanh không phát sinh, dòng tiền của doanh nghiệp gặp khó khăn, giải pháp đơn giản nhất là giảm các nghĩa vụ của họ với nhà nước và bạn hàng.

Những giải pháp này sẽ duy trì sức cầu của nền kinh tế, đồng thời bảo đảm đầu ra cho hoạt động sản xuất - kinh doanh.

Các cửa hàng trên phố Đào Duy Từ (Hà Nội) đóng cửa theo yêu cầu để tránh lây lan trong mùa dịch. Ảnh: Giang Huy.

Các cửa hàng trên phố Đào Duy Từ (Hà Nội) đóng cửa theo yêu cầu để tránh lây lan trong mùa dịch. Ảnh: Giang Huy.

- Với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cần làm sao để đảm bảo hạn chế sự phá sản hàng loạt?

- Đặc điểm nổi bật của đối tượng này là tính linh hoạt cao, có thể nhanh chóng chuyển đổi phương thức hoạt động. Hiện, không ít cơ sở giáo dục tổ chức học nhóm bằng Skype, Zalo, livestream trên fanpage. Nhiều tiệm cà phê, nhà hàng đã tiếp thị, bán hàng qua trang thương mại điện tử, facebook, sử dụng dịch vụ vận chuyển. Vậy nên, Chính phủ và các địa phương cần định hướng sản xuất - kinh doanh cho họ.

Song vấn đề nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa phải đối mặt rất đa dạng, thay vì áp dụng chính sách chung cho hàng trăm nghìn doanh nghiệp, nên có những chính sách khác biệt cho từng nhóm.

Những doanh nghiệp cần nguồn lực tài chính để duy trì hoạt động, ngân hàng có thể hỗ trợ họ bằng tín dụng với lãi suất thấp. Với doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tìm hướng đi mới, các địa phương, Bộ, ngành có thể cung cấp thông tin mang tính chất tư vấn. Nếu doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn về lực lượng lao động, cần kích hoạt thị trường này. Trường hợp doanh nghiệp không thể hoạt động liên tục, nên tạo điều kiện cho họ dừng kinh doanh hoặc giải thể.

Tôi chỉ lưu ý là cần hết sức tránh để doanh nghiệp rơi vào tình trạng tới hạn vẫn không trả được nợ, buộc phải phá sản. Các phương án giãn, hoãn, giảm thuế, tiền thuê đất sẽ giúp Chính phủ giải quyết điều này.

- Ngoài gói hỗ trợ tín dụng 285.000 tỷ đồng, phần lớn các phương án hỗ trợ nền kinh tế vẫn nằm trên giấy do phải trải qua quy trình thông qua về pháp luật phức tạp theo quy định. Ông có đề xuất gì để các chính sách hỗ trợ sớm được ban hành và phát huy hiệu quả?

- Hiện quy định phạm vi, quyền hạn, trách nhiệm của từng tổ chức khá phức tạp nhưng không đến mức cản trở một quyết định, đề xuất nào. Với những vấn đề cấp bách, vượt quá quyền hạn của Chính phủ, vẫn có thể trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định, không cần đợi đến kỳ họp Quốc hội hàng năm.

Theo tôi, điều quan trọng nhất là phải có đề án và lựa chọn định hướng rõ ràng, theo hệ thống, có những chi tiết cụ thể để đảm bảo tính khả thi. Không nên để diễn ra tình trạng hôm nay nghĩ ra cái này, ngày mai nghĩ ra cái khác đều trình Quốc hội cho ý kiến. Cách làm việc như vậy là không đồng bộ, thậm chí các đề xuất dễ xung đột nhau.

- Bên cạnh hình thức hỗ trợ trực tiếp tài chính, theo ông nên chuyển đổi công việc cho nhóm lao động bị mất việc làm ra sao?

- Việc này nên để thị trường giải quyết. Nhà nước chỉ cần hướng nguồn lực của nền kinh tế phát triển vào đâu, dòng chảy lao động sẽ dịch chuyển tới đó.

Dịch bệnh là yếu tố xuất hiện nhất thời, nhưng chúng ta không biết nó kéo dài bao lâu. Còn bài toán đào tạo, chuyển dịch, chuyển đổi công việc mang tính dài hạn. Vậy nên, nhà nước không thể can thiệp, phải để cho thị trường tự vận động. Khi các hoạt động sản xuất - kinh doanh chuyển động theo hướng vừa phải duy trì hoạt động, vừa phải đảm bảo an toàn thì thị trường lao động sẽ tự chuyển dịch theo.

Hoàng Thắng

Hà Nội lập chốt xét nghiệm tại cửa ngõ

Ngày 31/3, triển khai các biện pháp phòng, chống Covid-19, Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung chỉ đạo từ 0h ngày 1/4 gia đình cách ly với gia đình; thôn, bản/cụm dân cư cách ly với thôn bản/cụm dân cư; xã phường cách ly với xã phường; quận huyện cách ly với quận huyện. Thực hiện giãn cách xã hội trên toàn thành phố, "mọi người dân ở nhà, chỉ ra đường trong trường hợp cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc, cấp cứu và trường hợp khẩn cấp".

Nhân viên y tế làm việc tại một trong những chốt xét nghiệm nhanh đầu tiên, đóng ở quận Đống Đa ngày 31/3. Ảnh: Giang Huy.

Nhân viên y tế làm việc tại một trong những chốt xét nghiệm nhanh đầu tiên, đóng ở quận Đống Đa ngày 31/3. Ảnh: Giang Huy.

Biện pháp "cách ly" lúc này được kỳ vọng có tác dụng lớn, có tính chất quyết định đến việc ngăn chặn dịch bệnh lây lan ra cộng đồng. Thành phố kêu gọi "người dân thủ đô bình tĩnh, yên tâm, tiếp tục tin tưởng, ủng hộ". Chính quyền cam kết đảm bảo cung ứng lương thực, thực phẩm, các nhu yếu phẩm cần thiết nên không phải tích trữ.

Công an thành phố được giao phối hợp Sở Giao thông Vận tải lập các chốt kiểm soát; phối hợp với Sở Y tế tổ chức chốt xét nghiệm nhanh tại một số cửa ngõ chính. Chính quyền xã, phường, thị trấn và các đội phản ứng nhanh trực 24/24h để tiếp nhận thông tin về các dấu hiệu nghi ngờ của người bệnh, tổ chức nhanh lấy mẫu xét nghiệm.

Với cơ quan nhà nước, Hà Nội yêu cầu làm việc tại nhà, chỉ đến công sở trong trường hợp cần thiết. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ đóng cửa. Ai có bất cứ mối liên hệ nào tới "ổ dịch" tại Bệnh viện Bạch Mai hoặc người đi từ các vùng dịch ở các nước về cần ngay lập tức phải cách ly tại nhà và khẩn trương khai báo y tế tự nguyện, lấy mẫu xét nghiệm.

Nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất, công trường xây dựng tổ chức cho cán bộ công nhân viên, người lao động nghỉ tại nhà, nơi cư trú, tại nhà máy, tại công trường xây dựng (nếu có), trừ các trường hợp sản xuất kinh doanh hàng hóa thiết yếu. Các trường hợp được tổ chức sản xuất, kinh doanh phải tuân thủ nghiêm ngặt về bảo hộ lao động, đeo khẩu trang, giữ khoảng cách an toàn...

Hà Nội yêu cầu không hội họp, không tổ chức các sự kiện tập trung trên 20 người trong một phòng; dừng triệt để nghi lễ tôn giáo, hoạt động tập trung từ 20 người; dừng hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí tại địa điểm công cộng. Trường hợp tập trung dưới 20 người phải khử khuẩn vệ sinh y tế, kiểm tra thân nhiệt, đeo khẩu trang và thực hiện khoảng cách tối thiểu 2 m.

Bộ Tư lệnh Thủ đô cùng lực lượng y tế tiếp tục quản lý các khu cách ly tập trung, tách bạch trường hợp mới cách ly và đang cách ly; thực hiện giãn mật độ phù hợp, không để lây chéo.

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đảm bảo an sinh xã hội với Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog đối tượng chính sách, người nghèo, người lao động mất việc làm không có bảo hiểm thất nghiệp; phối hợp với Bảo hiểm xã hội thành phố đảm bảo chế độ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.

Ca Covid-19 đầu tiên được phát hiện ở Hà Nội vào ngày 6/3. Tính đến tối 31/3, Hà Nội có 86 trường hợp dương tính, nhiều nhất cả nước, trong đó 33 ca liên quan Bệnh viện Bạch Mai.

Võ Hải

Nhiều chủ nhà trọ ở Đà Nẵng giảm tiền, phát mì tôm miễn phí: Người thuê trọ bật khóc vì xúc động

Bật khóc khi được miễn phí 2 tháng tiền trọ

Thời gian qua, dịch bệnh Covid-19 đã tác động mạnh tới đời sống, việc làm và thu nhập của nhiều người. Để chia sẻ bớt khó khăn với những người đi thuê trọ trong thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều chủ nhà trọ ở Đà Nẵng đã quyết định miễn, giảm tiền phòng trọ cho sinh viên và người lao động nghèo...

Clip: Nhiều chủ trọ ở Đà Nẵng miễn phí tiền phòng cho người thuê trong mùa dịch Covid-19.

Chị Nguyễn Thị Hồng, chủ dãy trọ nằm ở khu B16.210 Phương Trang (phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) cho biết, để chia sẻ bớt gánh nặng cho người lao động, sinh viên,… chị đã tự động miễn phí tiền phòng cho họ trong 2 tháng (3 và 4).

Dãy trọ nhỏ của chị Hồng là nơi tạm trú của một gia đình buôn bán ve chai, những sinh viên và nhân viên bán hàng. Bản thân chị Hồng một mình nuôi con nhỏ và dãy trọ này chính là nguồn thu nhập hằng tháng của chị. Thế nhưng, chứng kiến khách thuê trọ đang gặp khó khăn, chị Hồng vẫn quyết định không thu tiền trong thời gian này.

Nhiều chủ nhà trọ ở Đà Nẵng giảm tiền, phát mì tôm miễn phí: Người thuê trọ bật khóc vì xúc động - Ảnh 2.

Nhiều người vui mừng khi nghe thông báo được miễn giảm tiền nhà trọ trong dịch Covid-19.

Chia sẻ về lý do miễn 100% tiền trọ, chị Hồng chia sẻ: "Gần một tháng nay, thấy nhiều người ở đây không có việc làm, thu nhập sụt giảm.  Mỗi người ở trọ đều có khó khăn riêng, có người buôn ve chai vất vả, lại có bạn trẻ làm tiếp thị nhưng giờ thất nghiệp phải đi phục vụ quán cafe qua ngày để trang trải cuộc sống. Thấy họ đang gặp khó khăn nên tôi quyết định miễn 2 tháng tiền thuê phòng, kể cả tiền điện nước. Hi vọng sẽ có nhiều chủ trọ khác cũng sẽ mở lòng, miễn giảm tiền thuê cho sinh viên, công nhân, người lao động nghèo để giúp họ vơi bớt khó khăn trong mùa dịch Covid-19".

Vui mừng vì được miễn tiền trọ trong 2 tháng, chị Nguyễn Thị Đông cho biết, c hồng chị làm công nhân nhưng từ ngày có dịch phải nghỉ việc, mọi chi phí trong gia đình suốt 2 tháng nay đều trông chờ vào nghề nhặt ve chai của chị.

"Suốt mấy tháng nay, gia đình tôi phải tằn tiện chi tiêu để có thể "cầm cự" trong mùa dịch này. Cũng may chủ trọ tốt bụng miễn phí cho 2 tháng tiền phòng nên vợ chồng tôi vui mừng và biết ơn lắm!", chị Đông nghẹn ngào.

Nhiều chủ nhà trọ ở Đà Nẵng giảm tiền, phát mì tôm miễn phí: Người thuê trọ bật khóc vì xúc động - Ảnh 3.

Chị Đông (áo xanh) bật khóc vì xúc động khi nghe chị Hồng thông báo sẽ miễn phí 2 tháng tiền trọ.

Cũng giống chị Hồng, ông Nguyễn Văn Viên (phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn) kinh doanh phòng trọ suốt nhiều năm nay. Ông Viên có 15 phòng trọ trên đường Dương Thị Xuân Quý và đường Ngũ Hành Sơn với giá thuê 1,8 triệu đồng/phòng.

Kể từ khi bùng phát dịch bệnh, từ đầu tháng 2 đến nay, ông Viên đã tạm dừng thu tiền toàn bộ các phòng.

"Hiện khu trọ của tôi có 7 phòng cho sinh viên thuê, các cháu đang phải nghỉ học do dịch, rồi cũng vì dịch mà việc làm thêm đình trệ, các cháu lấy đâu tiền để nộp, do đó tôi quyết định không thu, lúc nào các cháu ra ở lại lâu dài thì tính tiền. Hơn nữa, thời điểm dịch bệnh này gia đình của các cháu ở quê cũng vất vả lắm, nên tôi muốn làm gì đó để giúp đỡ các cháu. Với những phòng còn lại, tôi cũng chỉ thu tiền điện, nước và đều miễn phí tiền phòng",  ông Viên, chia sẻ.

Nhiều chủ nhà trọ ở Đà Nẵng giảm tiền, phát mì tôm miễn phí: Người thuê trọ bật khóc vì xúc động - Ảnh 5.

Chị Hồng cho biết, trong thời gian dịch do Covid-19, nhiều người không có việc làm, thu nhập giảm sút, nên chị hi vọng việc miễn phí tiền trọ sẽ giúp cuộc sống của họ đỡ chật vật hơn.

Bạn Trần Tuấn Long (quê ở Nghệ An, sinh viên Trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Đà Nẵng) ở lại thành phố trong những ngày nghỉ học để chạy Grab. May mắn được chủ trọ miễn giảm 50% tiền trọ, anh Long chia sẻ: "Tình hình dịch bệnh này ai cũng khó khăn, kể cả các chủ trọ. Vậy mà họ vẫn chấp nhận lỗ để miễn giảm tiền trọ cho người thuê, khiến em cảm thấy rất vui và xúc động".

"Hãy lấy mì tôm nếu cần"

Không chỉ miễn giảm tiền thuê phòng, nhiều chủ trọ tốt bụng ở Đà Nẵng còn tự bỏ tiền túi để mua mì tôm, thực phẩm để hỗ trợ cho sinh viên, người lao động nghèo bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Trong đó, phải kể đến cô  Nguyễn Thị Xuân Hương (55 tuổi, trú phường Thạc Gián, quận Thanh Khê). Cô Hương chính là chủ nhân của của tấm bảng thông báo "đốn tim" cộng đồng mạng những ngày qua.

Tấm bảng thông báo có nội dung: "Tình hình dịch bệnh khó khăn, cùng chia sẻ. Vào 2 tháng tiếp theo các phòng sẽ được giảm tiền phòng mỗi tháng 500 nghìn đồng, cùng hợp tác. Các phòng nếu có khó khăn về thực phẩm hay vấn đề gì có thể nhắn tin trực tiếp với cô, sẽ giải quyết. Hãy lấy mì tôm nếu cần".

Nhiều chủ nhà trọ ở Đà Nẵng giảm tiền, phát mì tôm miễn phí: Người thuê trọ bật khóc vì xúc động - Ảnh 6.

Cô chủ trọ Nguyễn Thị Xuân Hương bên tấm bảng thông báo khiến nhiều người ấm lòng.

Chia sẻ với PV, cô Hương cho biết, khu trọ của gia đình cô có 8 phòng và  phần lớn cho sinh viên và người lao động trẻ thuê, với giá  từ 1 đến 2 triệu đồng/phòng/tháng.

Thấy mọi người gặp khó khăn trong tình hình dịch Covid-19, nên từ đầu  tháng 3, cô Hương đã quyết định viết tấm bảng này để thông báo việc giảm tiền trọ cho mọi người. Đồng thời,  cô còn chuẩn bị một số thực phẩm khô, mì tôm để khách trọ có thể sử dụng miễn phí khi cần.

Cảm động hơn khi biết, kinh tế của gia đình cô Hương cũng không mấy dư dả gì. Để có tiền xây dựng khu trọ này, gia đình cô phải vay mượn ngân hàng, do đó khoản thu khoảng 10 triệu đồng/tháng từ khu trọ chiếm vị trí khá quan trọng và được trích để trả nợ ngân hàng.  Tuy nhiên, cô Hương quan niệm vẫn còn nhiều người khó khăn hơn mình, mọi người cùng đùm bọc nhau chống lại mùa dịch bệnh.

Nhiều chủ nhà trọ ở Đà Nẵng giảm tiền, phát mì tôm miễn phí: Người thuê trọ bật khóc vì xúc động - Ảnh 7.

Nhiều sinh viên vui mừng khi được chủ nhà trọ miễn phí, giảm giá thuê trong mùa dịch Covid-19.

Nhiều chủ nhà trọ ở Đà Nẵng giảm tiền, phát mì tôm miễn phí: Người thuê trọ bật khóc vì xúc động - Ảnh 8.

Bên cạnh giảm tiền thuê phòng, một số chủ trọ ở Đà Nẵng cũng cam kết không lấy tiền điện, nước, wifi trong thời gian sinh viên ở quê, chưa đi học trở lại.

"Thấy dịch bệnh khiến ai cũng gặp khó khăn cả nên tôi muốn chia sẻ bớt một phần khó khăn với mọi người.  Trước mắt tôi sẽ miễn giảm 2 tháng tiền phòng, s au đó tùy tình hình dịch tôi tính tiếp có giảm thêm các tháng tới nữa không.  Đến k hi nào tình hình dịch bệnh ổn định, tôi mới thu tiền trở lại bình thường.

Sợ mấy đứa sinh viên dịch hạn chế ra ngoài, không có đồ ăn, nên tôi mua ít đồ khô về rồi treo sẵn ở hành lang để ai khó khăn hoặc không mua được thì có thể tới lấy về dùng. Thôi thì một miếng khi đói bằng một gói khi no mà...", cô Hương, chia sẻ.

Cô Hương chia sẻ thêm, là người làm kinh doanh ở thời điểm này nên chấp nhận thiệt thòi một chút bởi ai cũng khó khăn. Nhất là các bạn sinh viên chưa ổn định về mặt kinh tế nên cô cố gắng hỗ trợ hết mức cho họ.

Nhiều chủ nhà trọ ở Đà Nẵng giảm tiền, phát mì tôm miễn phí: Người thuê trọ bật khóc vì xúc động - Ảnh 9.

Việc làm của cô Hương xuất phát từ suy nghĩ rất đơn giản, khi được miễn tiền thuê, mọi người sẽ bớt đi một phần gánh nặng trong cuộc sống và an tâm hơn trong việc phòng chống dịch bệnh.

Nhiều chủ nhà trọ ở Đà Nẵng giảm tiền, phát mì tôm miễn phí: Người thuê trọ bật khóc vì xúc động - Ảnh 10.

Thật vui và cảm động về nghĩa cử cao đẹp của cô chủ trọ tốt bụng này!

"Khu trọ của tôi có 2 bạn nữ mới ra trường làm việc tại khách sạn, đợt dịch này gặp khó khăn nên báo tôi chắc sắp tới về nhà 1, 2 tháng. Rồi có mấy cháu sinh viên mới nghỉ Tết ở quê ra học được 1 tuần thì lại được về nghỉ dịch nên tôi cũng không lấy tiền phòng. Số tiền đó để hỗ trợ mọi người mua thức ăn, vì thời điểm này ai ai cũng khó khăn cả", cô Hương, trải lòng.

Thân thiết và quý mến nhau như người thân trong gia đình, nhiều sinh viên, bạn trẻ thuê trọ khi gặp vấn đề khó khăn gì cũng thường nhắn tin cho cô Hương nhờ tư vấn. C ô Hương cũng tin tưởng để mọi người tự tính tiền điện, nước rồi chủ động gởi cho mình mỗi tháng. Có người thuê phòng của cô từ khi mới vào đại học đến khi đi làm, đến nay cũng đã gần 10 năm.

"Cô Hương rất tốt bụng và xem tụi em như thành viên trong gia đình vậy. Không chỉ miễn giảm tiền thuê trọ, cô còn thường xuyên mua thực phẩm cho tụi em nữa. Mỗi khi có khó khăn gì, tụi em đều tâm sự và cô đều cố gắng giúp đỡ cho tụi em hết sức hết", bạn Trần Hoàng Bảo Trân (SN 1997, quê Quảng Trị), chia sẻ.

Nhiều chủ nhà trọ ở Đà Nẵng giảm tiền, phát mì tôm miễn phí: Người thuê trọ bật khóc vì xúc động - Ảnh 11.

"Mùa dịch kéo dài, sinh viên phải nghỉ ngang việc làm thêm nên vấn đề chi tiêu sinh hoạt gặp nhiều khó khăn. Nhờ cô chủ trọ miễn giảm tiền phòng mà chúng em tiết kiệm được một ít tiền để san sẻ cho những việc khác", bạn Ngô Thị Thảo (SN 1997), chia sẻ.

Đang trong mùa dịch, vấn đề việc làm, thu nhập trở nên rất khó khăn. Vì vậy, việc miễn hay giảm tiền phòng cho thuê của các chủ nhà trọ khiến người đi thuê cảm thấy ấm lòng và trân trọng. Nó không chỉ có ý nghĩa về mặt vật chất mà còn cả tinh thần.  Nhiều người hi vọng, hành động nhân văn, ý nghĩa này của một số chủ nhà trọ tốt bụng ở Đà Nẵng sẽ tiếp tục lan tỏa, để giúp sinh viên, người thuê nhà giảm bớt một phần áp lực Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog về kinh tế trong giai đoạn khó khăn này.



Gần 12.500 người chết vì nCoV ở Italy

Cơ quan Bảo vệ Dân sự Italy hôm nay cũng báo cáo 4.053 ca nhiễm nCoV mới, không chênh lệch nhiều so với con số 4.050 trường hợp một ngày trước. Với 5.974 ca nhiễm mới hôm 28/3 và 5.217 ca hôm 29/3, đường cong trên đồ thị ca nhiễm mới của Italy đang được "san phẳng".

Nhân viên một công ty môi trường khử trùng quảng trường Duomo tại Milan, Italy hôm 31/3. Ảnh: AFP.

Nhân viên một công ty môi trường khử trùng quảng trường Duomo tại Milan, Italy hôm 31/3. Ảnh: AFP .

Số người chết vì nCoV trong vòng một ngày tại Lombardy, vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của Italy, đã giảm mạnh. Số ca nhiễm mới ở đây cũng giảm ba ngày liên tiếp, cho thấy tình hình đang cải thiện nhanh hơn những khu vực khác trong nước. Mặt khác, số người chết hàng ngày tại vùng Piedmont lân cận lại tăng mạnh so với hôm trước.

Chính phủ Italy cho biết thêm rằng 15.729 bệnh nhân Covid-19 trên toàn quốc đã hoàn toàn hồi phục, trong khi con số này hôm qua là 14.620. Số ca nhiễm nCoV đang được chăm sóc đặc biệt hiện nay là hơn 4.000.

Italy ghi nhận nhiều người chết vì nCoV nhất thế giới, chiếm khoảng 30% số ca tử vong toàn cầu. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dự đoán nước này đang tiến đến đỉnh dịch. Lệnh phong tỏa toàn quốc được áp dụng từ ba tuần trước sẽ có hiệu Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog lực ít nhất tới giữa tháng 4.

Ánh Ngọc (Theo Reuters )

QĐ Mỹ chặn đường, truy đuổi đoàn xe bọc thép Nga lao xuống ruộng ở Đông Bắc Syria

Ngày 31/3. Một xe đoàn tuần tra của Quân đội Mỹ đã chặn một đoàn xe tuần tra của Quân cảnh Nga, không cho các lực lượng thực thi nhiệm vụ của Moscow sử dụng một tuyến đường chính ở vùng Đông Bắc Syria .

Nhiều hình ảnh xuất hiện trên mạng xã hội cho thấy đoàn xe bọc thép kháng mìn Oshkosh M-ATV của Mỹ đã can thiệp và ngăn cản các xe bọc thép của Nga trên trục đường chiến lược ở Đông Bắc Syria.

Đoàn xe quân cảnh Nga đã tìm cách đi vòng qua một trạm kiểm soát của Mỹ và bị mắc kẹt trên cánh đồng lầy lội.

Đoàn xe Quân cảnh Nga bị các lực lượng quân sự Mỹ chặn đường ở Đông Bắc Syria

Các xe bọc thép Tigr và xe thiết giáp chở quân BTR-82A của Nga cố gắng vượt qua trạm kiểm soát nhưng lại bị kẹt dưới ruộng và phải được kéo ra bằng xe bọc thép Typhoon-K (KAMAZ-53949).

Theo truyền thông địa phương, các lực lượng quân sự Mỹ đã ngăn chặn không cho đoàn tuần tra của Quân cảnh Nga tiến về một mỏ dầu tại đây.

Đoàn xe tuần tra Nga khi đó đang cố Công ty dịch thuật Sài Gòn Blog gắng tiến về cửa khẩu biên giới giữa Syria và Iraq, khu vực nằm dưới sự kiểm soát của Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do Mỹ hậu thuẫn.

Sau khi Thổ Nhĩ Kỳ phát động chiến dịch chống lại SDF vào tháng 10/2019, Nga đã không ngừng gia tăng sự hiện diện quân sự ở Đông Bắc Syria, đặc biệt là khi Mỹ đưa ra quyết định rút phần lớn binh sĩ khỏi Syria.

Tuy nhiên, hiện nay Quân đội Mỹ vẫn duy trì hàng trăm binh lính đóng quân ở Đông Bắc Syria để phối hợp với Lực lượng Dân chủ Syria “chống khủng bố IS”.

Cách ly toàn xã hội 15 ngày: Những trường hợp nào được ra ngoài?

Theo chỉ thị của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về phòng chống dịch Covid-19 được ban hành sáng 31/3, t hực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0h ngày 1/4/2020 trên phạm vi toàn quốc, theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog với tỉnh. 

C ác  phân xưởng, nhà máy sản xuất phải bảo đảm khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định.

V ậy, nh ững tr ư ờng h ợp n ào  đ ược ra ng oài?

Ch ỉ th ị  16/CT-TTg n êu r õ, y êu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như:

- Mua lương thực, thực phẩm, 

- Mua thuốc men.

- Cấp cứu.

- L àm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa, dừng hoạt động.

- Các trường hợp khẩn cấp khác.

Cách ly toàn xã hội 15 ngày: Những trường hợp nào được ra ngoài? - Ảnh 1.

Người dân được yêu cầu ở trong nhà, trừ lúc đi mua lương thực thực phẩm và các trường hợp khẩn cấp khác. Ảnh: Phương Thảo.

B ên c ạnh  đ ó, Th ủ t ư ớng y êu c ầu ng ư ời d ân  thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp; không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng.

Đồng thời toàn thể nhân dân nên tự giác chấp hành các yêu cầu, các biện pháp phòng chống dịch, tích cực tham gia khai báo y tế tự nguyện. Thực hiện đầy đủ các biện pháp tự bảo vệ mình, gia đình mình và tham gia có trách nhiệm với các hoạt động phòng, chống dịch của các cơ quan chức năng và cộng đồng. 

Người đứng đầu doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu trách nhiệm áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch tại cơ sở mình, bảo đảm sức khỏe, an toàn cho người lao động.

Thủ tướng giao Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân các địa phương chú ý bảo đảm hàng hóa, lương thực, thực phẩm thiết yếu cho nhân dân.

Ngày Cá tháng Tư tưởng đùa nhưng hóa thật, Dispatch từng tung 1 cặp đôi idol Kpop chấn động cả châu Á!

Cá tháng Tư vốn là ngày nói dối, ngày của những trò đùa ở mọi cấp độ, ngày để người ta thoả sức nói dối mà không ngại ngần hay sợ bị chỉ trích. Nhưng "hung thần Kbiz" Dispatch lại không thích đùa! Còn nhớ ngày này vào 4 năm trước, trang săn tin đình đám này từng khiến cả châu Á chấn động vì tung ra loạt ảnh hẹn hò của một cặp đôi Kpop quá quyền lực và nổi tiếng.

Ai ai cũng tưởng rằng Dispatch tung hoả mù và cũng hùa theo trò đùa Cá tháng Tư, nhưng không! Ngay sau khi loạt ảnh độc quyền bắt được khoảnh khắc hẹn hò bí mật của cặp đôi này được hé lộ, công ty chủ quản SM Entertainment đã phải lên tiếng xác nhận. Nói đến đây chắc hẳn fan Kpop đã đoán ra được danh tính của cặp đôi vàng này, đó chính là Kai (EXO) và Krystal f(x).

Ngày Cá tháng Tư tưởng đùa nhưng hóa thật, Dispatch từng tung 1 cặp đôi idol Kpop chấn động cả châu Á! - Ảnh 2.

Dispatch khui cặp Kai và Krystal vào năm 2016, khiến cả làng giải trí châu Á dậy sóng

Ngày Cá tháng Tư tưởng đùa nhưng hóa thật, Dispatch từng tung 1 cặp đôi idol Kpop chấn động cả châu Á! - Ảnh 3.

Cặp đôi sang chảnh bậc nhất nhà SM này được lòng công chúng vì quá hợp nhau

Ngày Cá tháng Tư tưởng đùa nhưng hóa thật, Dispatch từng tung 1 cặp đôi idol Kpop chấn động cả châu Á! - Ảnh 4.
Ngày Cá tháng Tư tưởng đùa nhưng hóa thật, Dispatch từng tung 1 cặp đôi idol Kpop chấn động cả châu Á! - Ảnh 5.
Ngày Cá tháng Tư tưởng đùa nhưng hóa thật, Dispatch từng tung 1 cặp đôi idol Kpop chấn động cả châu Á! - Ảnh 6.

Hình ảnh hẹn hò của cặp đôi nhanh chóng gây bão mạng vào năm đó và liên tục được "đào" lại nhiều năm nay

Hiện tại, Kai và Krystal đều "độc thân vui vẻ". Sau khi chia tay Krystal, Kai lại một lần nữa khiến cả showbiz xôn xao vì chuyện tình với Jennie (BLACKPINK) nhưng sau đó lại không thể bền lâu. Kai và Krystal vừa qua cũng đã được cho là lộ bằng chứng quay Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog lại sau 4 năm kể từ ngày bị Dispatch "khui".

Cặp đôi này còn vừa bị soi bằng chứng quay lại với nhau, tuy nhiên fan cũng cho rằng đây chỉ là thông tin suy đoán

Virus không phải "thế lực siêu nhiên": Tại sao phát triển vaccine chống COVID-19 lại khó đến vậy?

Đại dịch do virus corona gây ra dường như là một cơn ác mộng. Đây là kẻ thù vô hình khiến hàng nghìn người thiệt mạng và nhiều quốc gia buộc phải phong tỏa, biến những thành phố hoa lệ thành thành phố ma. Tuy nhiên, cần phải nhớ rằng virus không phải là một thế lực siêu nhiên. Virus vẫn là một sinh vật sống nhờ vào cách kí sinh vào tế bào sinh vật khác, nó có những tính chất vật lý hữu hình - đồng nghĩa với việc virus có thể bị "bắt" và tiêu diệt.

Virus không phải thế lực siêu nhiên: Tại sao phát triển vaccine chống COVID-19 lại khó đến vậy? - Ảnh 1.

Ảnh: The Hill

Câu hỏi ở đây là làm thế nào? Virus gây ra COVID-19 không phải hoàn toàn mới mà có liên quan tới virus SARS. Mặc dù tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng vaccine sẽ được hoàn thiện vào tháng 11, nhưng có khả năng sẽ mất thêm nhiều thời gian trước khi con người có thể hoàn toàn khống chế virus corona.

Để tìm hiểu thêm về COVID-19 và vaccine phòng ngừa dịch, tờ Salon đã có cuộc đối thoại với Tiến sĩ William Haseltine, một nhà sinh học nổi tiếng vì các công trình nghiên cứu trong cuộc chiến chống lại HIV/AIDS, bệnh than, và là nhà khoa học có kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực gen người. Dưới đây là nội dung chính trong cuộc đối thoại.

Tại sao phát triển vaccine lại khó như vậy?

Tiến sĩ Haseltine: Phát triển vaccine có thể đơn giản nhưng cũng có thể rất khó. Với virus SARS, các nhà khoa học đã cố thử nghiệm vaccine trên động vật, bao gồm khỉ, nhưng không thành công. Vậy nên họ cố thử các cách khác, bao gồm sử dụng protein bề mặt của virus. Tuy vậy, việc đó cũng không ngăn được virus trong thời gian dài. Tới nay, vẫn chưa có vaccine hoàn chỉnh cho bất kì loại virus corona nào. Điều đó cho thấy việc phát triển vaccine khá Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog là khó. Tôi hi vọng tương lai sẽ dễ dàng hơn, nhưng không ai có thể biết chính xác.

Đây là câu hỏi chưa có lời giải vào thời điểm này. Tôi có thể cung cấp thêm một số thông tin như sau.

Nhiều loại virus xâm nhập vào cơ thể người khiến cơ thể phản ứng nhưng không thể tiêu diệt được virus. Lớp màng bên ngoài của virus có thể rất mờ nhạt, hệ thống miễn dịch khó phát hiện và khó có thể ngăn cản virus. Vậy nên có thể cơ thể tạo ra nhiều kháng thể nhưng vẫn không thể cản được virus xâm nhập và gây bệnh trong cơ thể.

Việc đó có ảnh hướng tới việc phát triển vaccine hay không?

Tiến sĩ Haseltine: Có, bởi lấy sai loại protein để tạo ra kháng thể tuy giúp tăng cường miễn dịch, nhưng nó sẽ không cản được virus. Chúng ta chưa biết liệu việc đó có xảy ra với vaccine chống COVID-19 hay không, nhưng có những thử nghiệm trước đây cho thấy việc tạo ra vaccine cho SARS không hề đơn giản như mọi người vẫn kì vọng.

Điều chế được vaccine cho virus corona không dễ dàng. Hiện tại, có thể tạo ra vaccine bằng những phương pháp truyền thống, nhưng tới nay chúng chưa có tác dụng hiệu quả trên những động vật được thí nghiệm.

Có một số cách khác để tạo ra vaccine. Một trong số đó là nuôi virus và tiêu diệt chúng. Đây là cách tạo ra vaccine chống bại liệt, và việc này khá đơn giản bởi vì virus bại liệt không có lớp màng bao bọc bên ngoài.

Tuy nhiên, virus corona lại có lớp màng. Vậy nên khi nuôi và tiêu diệt virus bại liệt, chúng ta có thể thu được vaccine ổn định, nhưng khó có thể áp dụng phương pháp này với virus corona.

Một cách nữa là tạo ra một protein tinh chế từ virus, sau đó thêm tá dược để hoàn thiện vaccine. Những phương pháp điều chế vaccine phức tạp khác cũng đang được áp dụng trên toàn thế giới.

Tính tới nay, chưa ai thành công trong việc tạo ra vaccine bảo vệ được động vật khỏi virus corona. Cũng chưa có cơ sở nào thử nghiệm vaccine virus corona trên người thành công.

Khoảng 1/3 những người bị cúm đều do virus corona gây ra. Do đó có thể thấy virus loại này hoạt động rất hiệu quả. Thông thường chúng không có tỉ lệ tử vong cao và hầu hết chỉ gây ra triệu chứng nhẹ.

Virus không phải thế lực siêu nhiên: Tại sao phát triển vaccine chống COVID-19 lại khó đến vậy? - Ảnh 2.

9.000 người phải giám sát vì từng đến Bệnh viện Bạch Mai

0h ngày 28/3, Bạch Mai - một trong những bệnh viện tuyến cuối lớn nhất cả nước, đã bị cách ly do ghi nhận nhiều ca nhiễm nCoV. Đến sáng 1/4, trong 212 ca nhiễm nCoV cả nước có tới 36 người liên quan đến Bạch Mai. Các tỉnh thành đang rà soát những người từng đến nơi này vì có nguy cơ lây nhiễm.

Theo danh sách từ Hà Nội chuyển về, từ ngày 12/3 đến 27/3, toàn tỉnh Nam Định có hơn 2.610 bệnh nhân lên khám chữa bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai, trong đó 308 trường hợp điều trị nội trú, số còn lại lên khám rồi trở về.

Bà Bùi Thị Minh Thu, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Nam Định cho biết, bước đầu rà soát, một số người không thường trú trên địa bản. Tỉnh đang chỉ đạo thành phố và các huyện khẩn trương xác minh để lên phương án cách ly y tế đối với tất cả người đi khám và tiếp xúc gần với các bệnh nhân.

Ngoài ra, thời gian qua Nam Định đã cử 31 cán bộ y tế Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog đi học tập tại Bệnh viện Bạch Mai. 20 người trở về đã được yêu cầu cách ly tại nhà, 11 người đang trong thời gian học tập ở Hà Nội.

Từ ngày 10 đến 27/3, tỉnh Hải Dương có gần 2.390 người lên Bệnh viện Bạch Mai khám chữa bệnh, trong đó 250 bệnh nhân điều trị nội trú.

Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hải Dương, ông Phạm Mạnh Cường cho biết, đến hết ngày 30/3, tỉnh mới sàng lọc được hơn 1.500 người. Riêng số bệnh nhân điều trị nội trú trở về đã được cách ly và một nửa trong số đó được lấy mẫu xét nghiệm.

Tỉnh Thái Bình đang giám sát gần 1.160 người đến khám tại Bạch Mai, trong đó 1.030 người đi khám và điều trị ngoại trú, 125 người điều trị nội trú. Hiện 35 người đã được cách ly tại các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện.

Theo lãnh đạo Sở Y tế Thái Bình, khó khăn hiện nay là số người từng đến Bệnh viện Bạch Mai rất lớn, rải rác ở tất cả huyện, thành phố và đến nay nhà chức trách chưa xác minh được hết những người đến thăm bệnh nhân tại Bạch Mai.

Tại Ninh Bình , theo Giám đốc Sở Y tế tỉnh Vũ Mạnh Dương, qua thống kê và giám sát cộng đồng, toàn tỉnh có 616 người từng đến khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 15 đến 26/3.

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Ninh Bình đã lấy mẫu xét nghiệm 225 trường hợp, lập danh sách cách ly tập trung hơn 300 người khác.

Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội sau lệnh cách ly ngày 28/3. Ảnh: Giang Huy

Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội sau lệnh cách ly ngày 28/3. Ảnh: Giang Huy

TP Đà Nẵng đã yêu cầu các quận, huyện phối hợp với công an rà soát đến từng tổ dân phố để tìm hiểu những người từng đến Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 10/3 đến nay.

Theo bác sĩ Tôn Thất Thạnh, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng, hơn 10 người dân từng ra Bạch Mai khám ngoại trú và một số y bác sĩ đi học, thực tập ở bệnh viện này đã được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả đều âm tính.

"Chúng tôi đang chờ các quận, huyện thống kê cụ thể để tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm, đảm bảo tất cả người đến Bạch Mai được kiểm soát", ông Thạnh nói.

Lãnh đạo Sở Y tế Yên Bái cho biết đã xác định 321 người từ Bệnh viện Bạch Mai trở về từ ngày 10/3 đến 27/3. Trong đó 9 người đang cách ly và điều trị bệnh tại các cơ sở y tế của tỉnh; 2 người đang cách ly tập trung.

253 người đang được cách ly tại nhà, 57 người đã qua 14 ngày theo dõi sức khỏe tại nhà. Tỉnh Yên Bái đã lấy được 181 mẫu xét nghiệm, trong đó 85 mẫu âm tính với nCoV, 96 mẫu đang chờ kết quả, số còn lại đang thu thập mẫu bệnh phẩm.

Tại Vĩnh Phúc , ông Nguyễn Thanh Hải, Giám đốc Sở Y tế tỉnh cho biết đã rà soát được hơn 1.000 trường hợp liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 10/3 đến nay. "Do giáp Hà Nội, chúng tôi đã yếu cầu các tổ công tác ở từng thôn, tổ dân phố rà soát cả lái taxi qua bệnh viện này", ông Hải nói và cho biết các trường hợp trên đều đã được lấy mẫu xét nghiệm, cách ly tại cộng đồng.

Tương tự, Lạng Sơn đã rà soát được 236 người, Hà Giang 106, Hòa Bình 441, Tuyên Quang 270, Quảng Nam 7 người là bệnh nhân, người nhà, y bác sĩ từng đến Bệnh viện Bạch Mai trong các ngày 10-27/3. Tất cả đã được cách ly tại nhà, một số lấy mẫu xét nghiệm.

Trước đó Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Hải Phòng, Quảng Ninh đã theo dõi hơn 4.600 người từng đến Bệnh viện Bạch Mai.

Giang Chinh - Lê Hoàng - Gia Chính - Nguyễn Đông

Thứ Hai, 30 tháng 3, 2020

Bãi biển Nha Trang đông nghịt người

Ba ngày sau khi Thủ tướng chỉ đạo không tập trung trên 20 người, bãi biển đường Trần Phú vẫn đông người. Đoạn từ đối diện tháp Trầm Hương đến đường Yersin, hàng trăm người tắm, tập thể dục, đá bóng, chạy bộ..., trong đó có nhiều trẻ em được người lớn dẫn theo. Rất đông người không mang khẩu trang.

Bãi tắm Nha Trang đông nghịt người, chiều 30/3. Ảnh: Xuân Ngọc.

Bãi tắm Nha Trang đông nghịt người, chiều 30/3. Ảnh: Xuân Ngọc.

Ông Nguyễn Duy Hải, 39 tuổi, nhà cách biển 2 km, có hai con (8-11 tuổi) được nghỉ học hai tháng qua, gửi ở nhà nội. "Tranh thủ lúc chưa cấm tắm biển, mình đưa vợ con ra đây hóng mát, chứ ở nhà mãi chúng chán", ông nói. Còn ông Khương, 63 tuổi, cho biết cùng vợ đi tập thể dục rồi tắm biển vì duy trì thói quen thường ngày.

Quán xá dọc biển Nha Trang ngừng hoạt động, song nhiều người bán hàng rong như mực nướng, bánh tráng, dừa... vẫn mời chào khách. Một số bãi giữ xe khách tắm biển vẫn mở cửa, lấy với giá 5.000 đồng mỗi lượt.

Trên bờ, hệ thống loa phát thanh liên tục phát, thông báo "khuyến cáo không tập trung để phòng chống Covid-19".

Dịch vụ giữ xe bên bờ biển Nha Trang vẫn đông khách, chiều 30/3. Ảnh: Xuân Ngọc.

Dịch vụ giữ xe bên bờ biển Nha Trang vẫn đông khách, chiều 30/3. Ảnh: Xuân Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog Ngọc.

Ông Nguyễn Sỹ Khánh, Phó chủ tịch UBND Nha Trang nói đã gửi thông báo đến các cơ sở kinh doanh dọc bãi biển, yêu cầu đóng cửa để phòng chống Covid-19. Nhưng với bãi biển, chính quyền chỉ cảnh báo không tập trung đông người chứ chưa cấm. Lực lượng chức năng nhiều ngày qua ngoài phát loa thì thường xuyên kiểm tra, nhắc mọi người phải cách xa nhau trên hai mét.

Lãnh đạo thành phố cho rằng, bờ biển là nơi người dân tận hưởng ưu đãi thiên nhiên kết hợp chữa bệnh. Hơn nữa bờ biển từ đường Trần Phú kéo đến Phạm Văn Đồng khá dài (hơn 10 km), nếu cứ hạn chế trong nhà mà không thể dục thì cũng sinh bệnh. Do vậy, chính quyền thành phố đang bàn bạc việc này.

Sau ca khỏi bệnh và xuất viện hôm 4/2, đến nay Khánh Hòa chưa ghi nhận thêm trường hợp nào nhiễm nCoV. Ngành Y tế của địa phương đang cách ly 771 người trong tình trạng sức khỏe bình thường.

Tại TP Quảng Ngãi , ngày 30/3, nhà chức trách đã dùng barie ngăn người dân xuống tắm bãi biển Mỹ Khê, ông Phạm Thanh Trí, Phó ban Quản lý Khu du lịch Mỹ Khê cho biết. Khu vực rào chắn được công an, dân phòng trực gác đến tối.

Đường vào bãi biển Mỹ Khê, TP Quảng Ngãi được chắn barrier ngăn người dân tắm biển, chiều 30/3. Ảnh: Phạm Linh.

Đường vào bãi biển Mỹ Khê, TP Quảng Ngãi được chắn barie ngăn người dân tắm biển, chiều 30/3. Ảnh: Phạm Linh.

Bãi biển Mỹ Khê là bãi tắm nổi tiếng nhất Quảng Ngãi. Những hôm trước, mỗi ngày có hàng trăm đến hàng nghìn người đến tắm ở bãi biển này, bất chấp cảnh báo không tập trung đông người.

Hiện Quảng Ngãi chưa ghi nhận ca dương tính nCoV, nhưng phần lớn các cơ sở thể thao, du lịch, nhà hàng, cà phê, quán bar, massage... đều đóng cửa theo yêu cầu của Thủ tướng và Chủ tịch UBND tỉnh.

Hôm 29/3, UBND tỉnh Quảng Nam cũng đã chỉ đạo đóng cửa các bãi tắm công cộng đến 14/4, để tránh tập trung đông người.

Chủ trì họp Thường trực Chính phủ phòng chống Covid-19 chiều 30/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, đã có nhiều biện pháp mạnh mẽ nhưng trên đường phố, bãi biển vẫn còn nhiều người, một số nơi chưa thực hiện nghiêm túc việc không tập trung trên 20 người.

Thủ tướng đề nghị người dân ở nhà , không ra đường nếu không có việc thật sự cần thiết. Chính phủ sẽ có chính sách đảm bảo an sinh xã hội, trước mắt với người thu nhập quá thấp; đảm bảo nguồn cung nhu yếu phẩm phù hợp, chất lượng để người dân không quá khó khăn.

Xuân Ngọc - Phạm Linh

Chính phủ sẽ công bố dịch trên toàn quốc

Chủ trì họp Thường trực Chính phủ về phòng chống Covid-19 chiều 30/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói đây là thời điểm có tính chất quyết định cục diện cuộc chiến chống Covid-19, do vậy chính quyền các cấp và các cơ quan chức năng phải tập trung cao độ cho việc này.

Ngành y tế phối hợp chặt chẽ với TP Hà Nội và cơ quan chức năng "tranh thủ từng phút, từng giờ, rà soát khoanh vùng những trường hợp nguy cơ lây nhiễm ở ổ dịch bệnh viện Bạch Mai và công ty cung cấp dịch vụ".

Chính phủ chưa tính đến phong tỏa Hà Nội hay TP HCM như nhiều nước đã làm ở các thành phố lớn, nhưng mọi người dân phải ở trong nhà, không ra đường nếu không có việc thực sự cần thiết, để hạn chế lây lan dịch bệnh.

"Chúng ta không được chủ quan, không được lơ là vì đã đưa ra nhiều biện pháp mạnh mẽ nhưng trên đường phố, bãi biển vẫn còn nhiều người; một số nơi chưa thực hiện nghiêm yêu cầu về số người tụ tập (không tập trung trên 20 người)", Thủ tướng nói và lưu ý, cách biệt xã hội là cần thiết để ngăn chặn hiệu quả việc lây lan ra cộng đồng.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp Thường trực Chính phủ, chiều 30/3. Ảnh: VGP

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp Thường trực Chính phủ, chiều 30/3. Ảnh: VGP

Ông yêu cầu cơ quan chức năng cơ bản dừng vận chuyển công cộng, hạn chế tối đa phương tiện cá nhân. Bộ Quốc phòng chỉ đạo việc tách riêng khu cách ly cũ và mới để tránh lây nhiễm chéo giữa người cũ và người mới vào cơ sở tập trung.

Lãnh đạo Chính phủ nhất trí cho phép bệnh viện Bạch Mai tiếp tục nhận điều trị bệnh nhân nặng cấp cứu, không để bệnh nhân tử vong vì không được cấp cứu. Tuy nhiên, bệnh viện phải tổ chức khám chữa bệnh chặt chẽ trên cơ sở bảo đảm an toàn cho nhân viên y tế và bệnh nhân.

Với các bệnh viện trong toàn hệ thống, Bộ Y tế nên có quy định phù hợp để tránh trường hợp một cá nhân nhiễm nCoV đi khám mà ảnh hưởng đến toàn bộ bệnh viện.

Bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 (huyện Đông Anh, Hà Nội) đang điều trị 46 bệnh nhân Covid-19, ngày 25/3. Ảnh: Ngọc Thành

Bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 (huyện Đông Anh, Hà Nội) thăm khám bệnh nhân nhiễm nCoV, ngày 25/3. Ảnh: Ngọc Thành

Về an sinh xã hội cho người dân, Thủ tướng cho biết, Chính phủ sẽ bàn vấn đề này vào ngày 1/4, trước hết là có chính sách cụ thể đối với người thu nhập quá thấp, trên tinh thần ngân sách Trung ương và địa phương cố gắng hỗ trợ.

Lúc này, các đơn vị liên quan phải bảo đảm nguồn cung hàng hóa, lương thực thiết yếu, bảo đảm giá cả phù hợp, Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog chất lượng, không để người dân quá khó khăn.

Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng được giao chỉ đạo vấn đề hợp tác sản xuất máy thở.

Thủ tướng cũng nhất trí với đề xuất của Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19, yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm không giới thiệu hoặc không triển khai gói bảo hiểm liên quan đến bảo hiểm đối với bệnh nCoV.

Trước đó ngày 1/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) tại Việt Nam. Chính phủ đánh giá mức độ nguy hiểm của dịch là "bệnh truyền nhiễm nhóm A, nguy cơ ở mức độ khẩn cấp toàn cầu", lây truyền qua đường hô hấp từ người sang người. Tuy nhiên, lúc này cả nước chỉ có 6 người mắc bệnh, ba địa phương có dịch là Khánh Hòa, Vĩnh Phúc và Thanh Hóa. Lần này Thủ tướng đồng ý công bố dịch trên toàn quốc.

Tính đến 18h chiều 30/3, Việt Nam ghi nhận 203 ca bệnh, trong đó 55 người đã khỏi bệnh, số còn lại đang được điều trị tại cơ sở y tế, đa số sức khỏe ổn định.

Theo Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Thủ tướng công bố dịch theo đề nghị của Bộ trưởng Y tế đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A khi dịch lây lan nhanh từ tỉnh này sang tỉnh khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người.

Luật này quy định một cấp độ cao hơn là ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch. Uỷ ban thường vụ Quốc hội ra nghị quyết ban bố tình trạng khẩn cấp theo đề nghị của Thủ tướng; trong trường hợp Uỷ ban thường vụ Quốc hội không thể họp ngay được thì Chủ tịch nước ra lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp.